Trong ngũ hành gồm có 5 mệnh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ứng với các mối quan hệ tương sinh, tương khắc liên quan mật thiết đến nhau. Mỗi mệnh lại gồm các cung như: cung Càn, Đoài thuộc hành Kim, cung Cấn, Khôn thuộc hành Thổ, cung Chấn, Tốn thuộc hành Mộc, cung Khảm thuộc hành Thủy, cung Ly thuộc hành Hỏa. Muốn chọn tuổi làm ăn, tuổi kết duyên vợ chồng, xem ngày giờ tốt xấu, xem hướng nhà, lựa chọn màu sắc hay con số may mắn… thì ta đều căn cứ vào các cung, mệnh này để tra cứu.

Cách xem cung mệnh theo ngày tháng năm sinh
– Xác định năm âm lịch của người định xem
– Cộng từng số của năm để tìm ra tổng
– Lấy tổng chia cho 9, ra kết quả và số dư, tra số dư trên bảng. Trường hợp số tổng chia hết cho 9 thì số 9 chính là kết quả để tra. Trường hợp tổng các số của năm sinh nhỏ hơn 9 thì lấy luôn số đó, không cần chia cho 9.
Các ví dụ cụ thể
Ví dụ 1: năm sinh âm lịch là 1990 sẽ tính cung mệnh như sau:
1990: 1 + 9 + 9 + 0 = 19; 19 : 9 = 2 dư 1
Tra bảng sẽ thấy số 1 tương ứng cung mệnh của người nam sinh năm 1990 âm lịch là cung Khảm, người nữ là cung Cấn.
Ví dụ 2: năm sinh âm lịch là 2002
2002: 1 + 0 + 0 + 2 = 4 (nhỏ hơn 9 nên sẽ tra số 4 trên bảng)
Số 4 tương ứng với nam mệnh Đoài và nữ mệnh Cấn.
Ví dụ 3: năm sinh âm lịch là 1989
1989: 1 + 9 + 8 + 9 = 27; 27 : 9 = 3 không có số dư nên lấy số 9 để tra bảng
Như vậy người sinh năm 1989 âm lịch nếu là nam sẽ có cung mệnh Khôn, là nữ cung mệnh Tốn.
Xem cung mệnh theo các năm từ 1930 – 2030
Dưới đây là bảng tra cứu cung, mệnh cho các năm từ 1930-2030, bạn vui lòng chọn năm sinh để biết thêm thông tin về tuổi của mình:
Năm sinh | Âm lịch | Giải Nghĩa | Ngũ hành | Giải Nghĩa | Cung nam | Cung nữ |
1930 | Canh Ngọ | Thất Lý Chi Mã (Ngựa trong nhà) |
Thổ + | Lộ Bàng Thổ (Đất đường đi) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1931 | Tân Mùi | Đắc Lộc Chi Dương (Dê có lộc) |
Thổ – | Lộ Bàng Thổ (Đất đường đi) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1932 | Nhâm Thân | Thanh Tú Chi Hầu (Khỉ thanh tú) |
Kim + | Kiếm Phong Kim (Vàng mũi kiếm) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1933 | Quý Dậu | Lâu Túc Kê (Gà nhà gác) |
Kim – | Kiếm Phong Kim (Vàng mũi kiếm) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1934 | Giáp Tuất | Thủ Thân Chi Cẩu (Chó giữ mình) |
Hỏa + | Sơn Đầu Hỏa (Lửa trên núi) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1935 | Ất Hợi | Quá Vãng Chi Trư (Lợn hay đi) |
Hỏa – | Sơn Đầu Hỏa (Lửa trên núi) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1936 | Bính Tý | Điền Nội Chi Thử (Chuột trong ruộng) |
Thủy + | Giản Hạ Thủy (Nước khe suối) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1937 | Đinh Sửu | Hồ Nội Chi Ngưu (Trâu trong hồ nước) |
Thủy – | Giản Hạ Thủy (Nước khe suối) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1938 | Mậu Dần | Quá Sơn Chi Hổ (Hổ qua rừng) |
Thổ + | Thành Đầu Thổ (Đất trên thành) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1939 | Kỷ Mão | Sơn Lâm Chi Thố (Thỏ ở rừng) |
Thổ – | Thành Đầu Thổ (Đất trên thành) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1940 | Canh Thìn | Thứ Tính Chi Long (Rồng khoan dung) |
Kim + | Bạch Lạp Kim (Vàng sáp ong) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1941 | Tân Tỵ | Đông Tàng Chi Xà (Rắn ngủ đông) |
Kim – | Bạch Lạp Kim (Vàng sáp ong) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1942 | Nhâm Ngọ | Quân Trung Chi Mã (Ngựa chiến) |
Mộc + | Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1943 | Quý Mùi | Quần Nội Chi Dương (Dê trong đàn) |
Mộc – | Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1944 | Giáp Thân | Quá Thụ Chi Hầu (Khỉ leo cây) |
Thủy + | Tuyền Trung Thủy (Nước trong suối) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1945 | Ất Dậu | Xướng Ngọ Chi Kê (Gà gáy trưa) |
Thủy – | Tuyền Trung Thủy (Nước trong suối) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1946 | Bính Tuất | Tự Miên Chi Cẩu (Chó đang ngủ) |
Thổ + | Ốc Thượng Thổ (Đất nóc nhà) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1947 | Đinh Hợi | Quá Sơn Chi Trư (Lợn qua núi) |
Thổ – | Ốc Thượng Thổ (Đất nóc nhà) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1948 | Mậu Tý | Thương Nội Chi Trư (Chuột trong kho) |
Hỏa + | Thích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1949 | Kỷ Sửu | Lâm Nội Chi Ngưu (Trâu trong chuồng) |
Hỏa – | Thích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1950 | Canh Dần | Xuất Sơn Chi Hổ (Hổ xuống núi) |
Mộc + | Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1951 | Tân Mão | Ẩn Huyệt Chi Thố (Thỏ trong hang) |
Mộc – | Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1952 | Nhâm Thìn | Hành Vũ Chi Long (Rồng phun mưa) |
Thủy + | Trường Lưu Thủy (Nước chảy mạnh) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1953 | Quý Tỵ | Thảo Trung Chi Xà (Rắn trong cỏ) |
Thủy – | Trường Lưu Thủy (Nước chảy mạnh) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1954 | Giáp Ngọ | Vân Trung Chi Mã (Ngựa trong mây) |
Kim + | Sa Trung Kim (Vàng trong cát) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1955 | Ất Mùi | Kính Trọng Chi Dương (Dê được quý mến) |
Kim – | Sa Trung Kim (Vàng trong cát) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1956 | Bính Thân | Sơn Thượng Chi Hầu (Khỉ trên núi) |
Hỏa + | Sơn Hạ Hỏa (Lửa trên núi) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1957 | Đinh Dậu | Độc Lập Chi Kê (Gà độc thân) |
Hỏa – | Sơn Hạ Hỏa (Lửa trên núi) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1958 | Mậu Tuất | Tiến Sơn Chi Cẩu (Chó vào núi) |
Mộc + | Bình Địa Mộc (Gỗ đồng bằng) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1959 | Kỷ Hợi | Đạo Viện Chi Trư (Lợn trong tu viện) |
Mộc – | Bình Địa Mộc (Gỗ đồng bằng) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1960 | Canh Tý | Lương Thượng Chi Thử (Chuột trên xà) |
Thổ + | Bích Thượng Thổ (Đất tò vò) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1961 | Tân Sửu | Lộ Đồ Chi Ngưu (Trâu trên đường) |
Thổ – | Bích Thượng Thổ (Đất tò vò) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1962 | Nhâm Dần | Quá Lâm Chi Hổ (Hổ qua rừng) |
Kim + | Kim Bạch Kim (Vàng pha bạc) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1963 | Quý Mão | Quá Lâm Chi Thố (Thỏ qua rừng) |
Kim – | Kim Bạch Kim (Vàng pha bạc) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1964 | Giáp Thìn | Phục Đầm Chi Lâm (Rồng ẩn ở đầm) |
Hỏa + | Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn to) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1965 | Ất Tỵ | Xuất Huyệt Chi Xà (Rắn rời hang) |
Hỏa – | Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn to) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1966 | Bính Ngọ | Hành Lộ Chi Mã (Ngựa chạy trên đường) |
Thủy + | Thiên Hà Thủy (Nước trên trời) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1967 | Đinh Mùi | Thất Quần Chi Dương (Dê lạc đàn) |
Thủy – | Thiên Hà Thủy (Nước trên trời) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1968 | Mậu Thân | Độc Lập Chi Hầu (Khỉ độc thân) |
Thổ + | Đại Trạch Thổ (Đất nền nhà) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1969 | Kỷ Dậu | Báo Hiệu Chi Kê (Gà gáy) |
Thổ – | Đại Trạch Thổ (Đất nền nhà) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1970 | Canh Tuất | Tự Quan Chi Cẩu (Chó nhà chùa) |
Kim + | Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1971 | Tân Hợi | Khuyên Dưỡng Chi Trư (Lợn nuôi nhốt) |
Kim – | Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1972 | Nhâm Tý | Sơn Thượng Chi Thử (Chuột trên núi) |
Mộc + | Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1973 | Quý Sửu | Lan Ngoại Chi Ngưu (Trâu ngoài chuồng) |
Mộc – | Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1974 | Giáp Dần | Lập Định Chi Hổ (Hổ tự lập) |
Thủy + | Đại Khe Thủy (Nước khe lớn) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1975 | Ất Mão | Đắc Đạo Chi Thố (Thỏ đắc đạo) |
Thủy – | Đại Khe Thủy (Nước khe lớn) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1976 | Bính Thìn | Thiên Thượng Chi Long (Rồng trên trời) |
Thổ + | Sa Trung Thổ (Đất pha cát) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1977 | Đinh Tỵ | Đầm Nội Chi Xà (Rắn trong đầm) |
Thổ – | Sa Trung Thổ (Đất pha cát) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1978 | Mậu Ngọ | Cứu Nội Chi Mã (Ngựa trong chuồng) |
Hỏa + | Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1979 | Kỷ Mùi | Thảo Dã Chi Dương (Dê đồng cỏ) |
Hỏa – | Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1980 | Canh Thân | Thực Quả Chi Hầu (Khỉ ăn hoa quả) |
Mộc + | Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu đá) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1981 | Tân Dậu | Long Tàng Chi Kê (Gà trong lồng) |
Mộc – | Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu đá) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1982 | Nhâm Tuất | Cố Gia Chi Khuyển (Chó về nhà) |
Thủy + | Đại Hải Thủy (Nước biển lớn) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1983 | Quý Hợi | Lâm Hạ Chi Trư (Lợn trong rừng) |
Thủy – | Đại Hải Thủy (Nước biển lớn) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1984 | Giáp Tý | Ốc Thượng Chi Thử (Chuột ở nóc nhà) |
Kim + | Hải Trung Kim (Vàng trong biển) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1985 | Ất Sửu | Hải Nội Chi Ngưu (Trâu trong biển) |
Kim – | Hải Trung Kim (Vàng trong biển) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1986 | Bính Dần | Sơn Lâm Chi Hổ (Hổ trong rừng) |
Hỏa + | Lư Trung Hỏa (Lửa trong lò) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1987 | Đinh Mão | Vọng Nguyệt Chi Thố (Thỏ ngắm trăng) |
Hỏa – | Lư Trung Hỏa (Lửa trong lò) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1988 | Mậu Thìn | Thanh Ôn Chi Long (Rồng ôn hoà) |
Mộc + | Đại Lâm Mộc (Gỗ rừng già) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1989 | Kỷ Tỵ | Phúc Khí Chi Xà (Rắn có phúc) |
Mộc – | Đại Lâm Mộc (Gỗ rừng già) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1990 | Canh Ngọ | Thất Lý Chi Mã (Ngựa trong nhà) |
Thổ + | Lộ Bàng Thổ (Đất đường đi) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1991 | Tân Mùi | Đắc Lộc Chi Dương (Dê có lộc) |
Thổ – | Lộ Bàng Thổ (Đất đường đi) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1992 | Nhâm Thân | Thanh Tú Chi Hầu (Khỉ thanh tú) |
Kim + | Kiếm Phong Kim (Vàng mũi kiếm) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1993 | Quý Dậu | Lâu Túc Kê (Gà nhà gác) |
Kim – | Kiếm Phong Kim (Vàng mũi kiếm) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1994 | Giáp Tuất | Thủ Thân Chi Cẩu (Chó giữ mình) |
Hỏa + | Sơn Đầu Hỏa (Lửa trên núi) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1995 | Ất Hợi | Quá Vãng Chi Trư (Lợn hay đi) |
Hỏa – | Sơn Đầu Hỏa (Lửa trên núi) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1996 | Bính Tý | Điền Nội Chi Thử (Chuột trong ruộng) |
Thủy + | Giản Hạ Thủy (Nước khe suối) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1997 | Đinh Sửu | Hồ Nội Chi Ngưu (Trâu trong hồ nước) |
Thủy – | Giản Hạ Thủy (Nước khe suối) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1998 | Mậu Dần | Quá Sơn Chi Hổ (Hổ qua rừng) |
Thổ + | Thành Đầu Thổ (Đất trên thành) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1999 | Kỷ Mão | Sơn Lâm Chi Thố (Thỏ ở rừng) |
Thổ – | Thành Đầu Thổ (Đất trên thành) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
2000 | Canh Thìn | Thứ Tính Chi Long (Rồng khoan dung) |
Kim + | Bạch Lạp Kim (Vàng sáp ong) |
Ly Hoả | Càn Kim |
2001 | Tân Tỵ | Đông Tàng Chi Xà (Rắn ngủ đông) |
Kim – | Bạch Lạp Kim (Vàng sáp ong) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
2002 | Nhâm Ngọ | Quân Trung Chi Mã (Ngựa chiến) |
Mộc + | Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
2003 | Quý Mùi | Quần Nội Chi Dương (Dê trong đàn) |
Mộc – | Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương) |
Càn Kim | Ly Hoả |
2004 | Giáp Thân | Quá Thụ Chi Hầu (Khỉ leo cây) |
Thủy + | Tuyền Trung Thủy (Nước trong suối) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
2005 | Ất Dậu | Xướng Ngọ Chi Kê (Gà gáy trưa) |
Thủy – | Tuyền Trung Thủy (Nước trong suối) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
2006 | Bính Tuất | Tự Miên Chi Cẩu (Chó đang ngủ) |
Thổ + | Ốc Thượng Thổ (Đất nóc nhà) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
2007 | Đinh Hợi | Quá Sơn Chi Trư (Lợn qua núi) |
Thổ – | Ốc Thượng Thổ (Đất nóc nhà) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
2008 | Mậu Tý | Thương Nội Chi Thư (Chuột trong kho) |
Hỏa + | Thích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
2009 | Kỷ Sửu | Lâm Nội Chi Ngưu (Trâu trong chuồng) |
Hỏa – | Thích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét) |
Ly Hoả | Càn Kim |
2010 | Canh Dần | Xuất Sơn Chi Hổ (Hổ xuống núi) |
Mộc + | Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
2011 | Tân Mão | Ẩn HuyệtChi Thố (Thỏ) |
Mộc – | Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
2012 | Nhâm Thìn | Hành Vũ Chi Long (Rồng phun mưa) |
Thủy + | Trường Lưu Thủy (Nước chảy mạnh) |
Càn Kim | Ly Hoả |
2013 | Quý Tỵ | Thảo Trung Chi Xà (Rắn trong cỏ) |
Thủy – | Trường Lưu Thủy (Nước chảy mạnh) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
2014 | Giáp Ngọ | Vân Trung Chi Mã (Ngựa trong mây) |
Kim + | Sa Trung Kim (Vàng trong cát) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
2015 | Ất Mùi | Kính Trọng Chi Dương (Dê được quý mến) |
Kim – | Sa Trung Kim (Vàng trong cát) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
2016 | Bính Thân | Sơn Thượng Chi Hầu (Khỉ trên núi) |
Hỏa + | Sơn Hạ Hỏa (Lửa trên núi) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
2017 | Đinh Dậu | Độc Lập Chi Kê (Gà độc thân) |
Hỏa – | Sơn Hạ Hỏa (Lửa trên núi) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
2018 | Mậu Tuất | Tiến Sơn Chi Cẩu (Chó vào núi) |
Mộc + | Bình Địa Mộc (Gỗ đồng bằng) |
Ly Hoả | Càn Kim |
2019 | Kỷ Hợi | Đạo Viện Chi Trư (Lợn trong tu viện) |
Mộc – | Bình Địa Mộc (Gỗ đồng bằng) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
2020 | Canh Tý | Lương Thượng Chi Thử (Chuột trên xà) |
Thổ + | Bích Thượng Thổ (Đất tò vò) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
2021 | Tân Sửu | Lộ Đồ Chi Ngưu (Trâu trên đường) |
Thổ – | Bích Thượng Thổ (Đất tò vò) |
Càn Kim | Ly Hỏa |
2022 | Nhâm Dần | Quá Lâm Chi Hổ (Hổ qua rừng) |
Kim + | Kim Bạch Kim (Vàng pha bạc) |
Khôn Thổ | Khảm Thủy |
2023 | Quý Mão | Quá Lâm Chi Thố (Thỏ qua rừng) |
Kim – | Kim Bạch Kim (Vàng pha bạc) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
2024 | Giáp Thìn | Phục Đầm Chi Lâm (Rồng ẩn ở đầm) |
Hỏa + | Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn to) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
2025 | Ất Tỵ | Xuất Huyệt Chi Xà (Rắn rời hang) |
Hỏa – | Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn to) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
2026 | Bính Ngọ | Hành Lộ Chi Mã (Ngựa chạy trên đường) |
Thủy + | Thiên Hà Thủy (Nước trên trời) |
Khảm Thủy | Cấn Thổ |
2027 | Đinh Mùi | Thất Quần Chi Dương (Dê lạc đàn) |
Thủy – | Thiên Hà Thủy (Nước trên trời) |
Ly Hỏa | Càn Kim |
2028 | Mậu Thân | Độc Lập Chi Hầu (Khỉ độc thân) |
Thổ + | Đại Trạch Thổ (Đất nền nhà) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
2029 | Kỷ Dậu | Báo Hiệu Chi Kê (Gà gáy) |
Thổ – | Đại Trạch Thổ (Đất nền nhà) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
2030 | Canh Tuất | Tự Quan Chi Cẩu (Chó nhà chùa) |
Kim + | Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức) |
Càn Kim | Ly Hỏa |
XEM CUNG MỆNH THEO 5 MỆNH NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?
Tương sinh tức chỉ vật này sẽ trực tiếp bồi đắp và nuôi dưỡng vật khác phát triển, sinh trưởng, lớn lên từng ngày tạo thành mối quan hệ vạn vật cần phải nương vào nhau cùng tồn tại và sinh trưởng. Vì vậy sẽ hình thành vòng tròn Tương sinh khép kín: MỘC – HỎA – THỔ – KIM – THỦY – MỘC – HỎA – …
Ý nghĩa của Ngũ hành tương sinh:
– Kim sinh Thủy: Dưới tác động của nhiệt độ cao, Kim sẽ chảy thành dịch chính là Thủy hoặc có thể nói Thủy cần dùng đồ bằng sắt để khai phá.
– Thủy sinh Mộc: Mộc muốn sinh sôi nảy nở thì cần phải có nước chính là Thủy.
– Mộc sinh Hỏa: Tức là Hỏa sẽ lấy Mộc làm chất liệu để đốt. Nếu như Mộc cháy hết thì Hỏa tự tắt.
– Hỏa sinh Thổ: Sau khi Hỏa tắt thì vật thể vừa cháy đỏ hóa thành trò, tro chính là Thổ.
– Thổ sinh Kim: Kim nằm ẩn mình trong đá, trải qua luyện chế kim sẽ lấy được kim loại.
Luật tương sinh:
– Qua minh họa giải thích ý nghĩa của Ngũ hành Tương Sinh ở trên thì Tương Sinh có nghĩa là giúp đỡ lẫn nhau để phát triển. Trong Ngũ hành thì cả 5 hành đều có quan hệ nương tựa lẫn nhau. Luật Tương sinh còn bao hàm ý là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra. Nếu như ứng dụng vào y học thì gọi là mẫu và tử.
Nguyên lý ngũ hành tương sinh:
– Dưới đây là nguyên lý của ngũ hành tương sinh rất quen thuộc trong phong thủy:
KIM sinh THỦY
THỦY sinh MỘC
MỘC sinh HỎA
HỎA sinh THỔ
THỔ sinh KIM
Nguyên lý Ngũ hành phản sinh:
Bên cạnh nguyên lý Ngũ hành Tương sinh thì bạn cần nắm luôn cả Ngũ hành phản sinh đó là:
– Kim cần có Thổ sinh, nhưng khi Thổ quá nhiều thì Kim sẽ bị vùi lấp.
– Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng nếu Hỏa nhiều thì Thổ sẽ hóa thành thành than.
– Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng nếu Mộc quá nhiều thì Hỏa sẽ bị nghẹt.
– Mộc cần có Thủy sinh, nhưng nếu Thủy qía nhiều thì Mộc sẽ bị trôi dạt.
– Thủy cần có Kim sinh, nhưng nếu Kim quá nhiều thì Thủy sẽ đục.
Ứng dụng quy luật Ngũ hành Tương sinh trong chọn màu sắc hợp mệnh:
– Khi chọn màu sắc cho mọi vật bạn sử dụng trong cuộc sống, bạn nên ưu tiên chọn những đồ vật có màu sắc hợp mệnh để thu hút may mắn và những điều tốt lành đến với bạn. Ngược lại nếu bạn không xem xét kỹ màu sắc hợp mệnh sẽ khiến bạn có nguy cơ chọn trúng gam màu khắc mệnh hoặc mệnh bạn khắc gam màu đó sẽ khiến bạn rước phải điềm xui vào nhà.
– Khi chọn đồ vật có gam màu hợp mệnh, bạn nên chọn những đồ vật có màu sắc thuộc nhóm màu tương sinh với mệnh của bạn. Chẳng hạn như sau:
+ Nếu bạn thuộc mệnh Thổ, bạn hãy chọn nhóm màu tương sinh đó là màu đại diện cho mệnh Hỏa như đỏ, hồng, tím.
+ Nếu bạn thuộc mệnh Kim, bạn hãy chọn nhóm màu tương sinh đó là màu đại diện cho mệnh Thổ như màu vàng, nâu đất.
+ Nếu bạn thuộc mệnh Thủy, bạn hãy chọn nhóm màu tương sinh đó là màu đại diện cho mệnh Kim như màu trắng, xám, ghi.
+ Nếu bạn thuộc mệnh Mộc, bạn hãy chọn nhóm màu tương sinh đó là màu đại diện cho mệnh Thủy như màu đen, xanh nước.
+ Nếu bạn thuộc mệnh Hỏa, bạn hãy chọn nhóm màu tương sinh đó là màu đại diện cho mệnh Mộc như màu xanh lá.
Vì sao nên chọn nhóm màu sắc tương sinh với mệnh của bạn?
– Khi chọn đồ vật để sử dụng lâu dài trong cuộc sống, bạn hãy ưu tiên chọn đồ vật có màu tương sinh với mệnh. Bởi nhóm màu này sẽ giúp bạn luôn cảm thấy thật tự tin trong cuộc sống, thu hút nhiều may mắn tới với bạn, tâm trạng luôn có sự thoải mái, có được sức khỏe tốt, thường xuyên có quý nhân giúp đỡ trong công việc và cuộc sống.
– Hy vọng với những chia sẻ mà tôi vừa mang đến cho bạn trong bài viết này đã giúp bạn nắm rõ hơn về khái niệm ngũ hành tương sinh trong phong thủy.
Tag Từ khóa: cung mệnh ngũ hành, xem cung mệnh ngũ hành, cách tính cung mệnh ngũ hành, cung mệnh ngũ hành là gì, cách, tính cung mệnh can chi và ngũ hành, cung mệnh và ngũ hành, cung mệnh ngũ hành âm dương ,cung mệnh ngũ hành âm lich, bảng cung mệnh ngũ hành, cung mệnh can chi và ngũ hành
PASS: Tuem2k5
tag: cafe phong thủy, xem tuổi, tử vi 12 cung hoàng đạo